Back to top

Dư thừa cử nhân, vì sao?

Trong khi thị trường bằng giả đang hoạt động rất sôi nổi thì có ít nhất 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong quý IV/2013, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2012, dù điều này đã được cảnh báo từ… 10 năm trước.

Theo báo Lao Động, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, GS Nguyễn Minh Thuyết đã cảnh báo việc dư thừa cử nhân, thạc sỹ từ kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI năm 2004 vì lúc đó số lượng đào tạo đã vượt xa so với nhu cầu của thị trường lao động.

Lúc đó, cả nước có khoảng 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động trong đó chỉ cần 5-7% cán bộ trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ CĐ. Giả sử mỗi năm có thêm 10 khu công nghiệp, khu chế xuất và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì cần đào tạo thêm theo cấp số cộng mỗi năm khoảng 13.000 -15.000 cán bộ. Thế nhưng ngay tại thời điểm đó, mỗi năm các trường ĐH, CĐ cả nước đã cho ra trường trên 200.000 người gấp hơn 10 lần so với nhu cầu.

Một số chuyên gia đổ trách nhiệm “thừa” thuộc về người học bởi tâm lý coi trọng bằng cấp, nhiều người nghĩ rằng chỉ có học đại học, bằng cấp cao thì mới kiếm được việc làm dễ dàng. Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Việc mở ồ ạt các trường ĐH gây tốn thời gian, kinh phí của xã hội. Có những ngành hoàn toàn có thể tính được lượng cung – cầu, như ngành sư phạm. Còn với các ngành “hot”, Bộ GD&ĐT cần chấm dứt tình trạng “khép, mở” các ngành mà thiếu sự dứt khoát. Nhiều trường mở ra vì mục đích kinh doanh, thu lãi chứ chưa hẳn là vì giáo dục, thậm chí trường công cũng cố gắng tăng số lượng sinh viên để tăng học phí. Nhưng nếu Nhà nước cứ “chiều” thế thì xã hội sẽ tiếp tục khủng hoảng thừa nguồn nhân lực”. Trung bình mỗi năm, chỉ riêng ĐH Đà Nẵng mở thêm 1-2 ngành đào tạo cao học bậc thạc sĩ mới. Mỗi năm trường “đẻ” thêm khoảng 1.000 thạc sĩ. Điều đó cho thấy, dù có người dân có “sính” bằng cấp đến đâu, nhưng nếu các trường không gia tăng tuyển sinh, các ngành mới (kể cả những ngành ít “đất dụng võ”) không được mở ra, cơ quan quản lý không “bật đèn xanh” thì có muốn tăng số lượng “ông cử, bà thạc” cũng khó.

Cũng sẽ có ý kiến cho rằng nhiều người thất nghiệp là do “mua bằng”, chứ học không thực chất, thất nghiệp là tất yếu. Tuy nhiên, trừ khi mua ngay từ trong trường, còn nếu giao dịch ở thị trường “chợ đen”, hồ sơ gốc sẽ không thể nào lưu lại các tên tuổi “giả” này. Hơn nữa, có một nguồn tiêu thụ bằng giả vô cùng lớn. Đó chính là các cơ quan nhà nước. Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”.

Có thể nói, phần lớn 72.000 người này có bằng được cấp đàng hoàng, và chưa được các doanh nghiệp tư nhân chú ý. Một khi họ thất nghiệp, học tiếp thường được ưu tiên. Vậy là, có thể xuất hiện 72.000 thạc sĩ, tiến sĩ trám chỗ. Như Ban Đào tạo sau đại học (ĐH Đà Nẵng) từng thừa nhận: những năm gần đây xu hướng sinh viên mới tốt nghiệp ĐH đăng ký học luôn thạc sĩ rất nhiều, mà nguyên nhân rất lớn là vì chưa có việc làm ổn định. Điều đó lại đặt ra câu hỏi ngược lại: Phải chăng chất lượng giáo dục ở Việt Nam có vấn đề? Kể ra cũng có vấn đề thật, khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá trong tổng số 8 nước ASEAN được xếp hạng về tính hiệu quả của hệ thống giáo dục, Việt Nam đứng vị trí thứ 2… từ dưới lên.

 

Hải Băng (Báo Sống mới 24/03/2014)

Dư thừa cử nhân, vì sao?

Trong khi thị trường bằng giả đang hoạt động rất sôi nổi thì có ít nhất 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong quý IV/2013, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2012, dù điều này đã được cảnh báo từ… 10 năm trước.

Theo báo Lao Động, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, GS Nguyễn Minh Thuyết đã cảnh báo việc dư thừa cử nhân, thạc sỹ từ kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI năm 2004 vì lúc đó số lượng đào tạo đã vượt xa so với nhu cầu của thị trường lao động.

Lúc đó, cả nước có khoảng 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động trong đó chỉ cần 5-7% cán bộ trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ CĐ. Giả sử mỗi năm có thêm 10 khu công nghiệp, khu chế xuất và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì cần đào tạo thêm theo cấp số cộng mỗi năm khoảng 13.000 -15.000 cán bộ. Thế nhưng ngay tại thời điểm đó, mỗi năm các trường ĐH, CĐ cả nước đã cho ra trường trên 200.000 người gấp hơn 10 lần so với nhu cầu.

Một số chuyên gia đổ trách nhiệm “thừa” thuộc về người học bởi tâm lý coi trọng bằng cấp, nhiều người nghĩ rằng chỉ có học đại học, bằng cấp cao thì mới kiếm được việc làm dễ dàng. Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Việc mở ồ ạt các trường ĐH gây tốn thời gian, kinh phí của xã hội. Có những ngành hoàn toàn có thể tính được lượng cung – cầu, như ngành sư phạm. Còn với các ngành “hot”, Bộ GD&ĐT cần chấm dứt tình trạng “khép, mở” các ngành mà thiếu sự dứt khoát. Nhiều trường mở ra vì mục đích kinh doanh, thu lãi chứ chưa hẳn là vì giáo dục, thậm chí trường công cũng cố gắng tăng số lượng sinh viên để tăng học phí. Nhưng nếu Nhà nước cứ “chiều” thế thì xã hội sẽ tiếp tục khủng hoảng thừa nguồn nhân lực”. Trung bình mỗi năm, chỉ riêng ĐH Đà Nẵng mở thêm 1-2 ngành đào tạo cao học bậc thạc sĩ mới. Mỗi năm trường “đẻ” thêm khoảng 1.000 thạc sĩ. Điều đó cho thấy, dù có người dân có “sính” bằng cấp đến đâu, nhưng nếu các trường không gia tăng tuyển sinh, các ngành mới (kể cả những ngành ít “đất dụng võ”) không được mở ra, cơ quan quản lý không “bật đèn xanh” thì có muốn tăng số lượng “ông cử, bà thạc” cũng khó.

Cũng sẽ có ý kiến cho rằng nhiều người thất nghiệp là do “mua bằng”, chứ học không thực chất, thất nghiệp là tất yếu. Tuy nhiên, trừ khi mua ngay từ trong trường, còn nếu giao dịch ở thị trường “chợ đen”, hồ sơ gốc sẽ không thể nào lưu lại các tên tuổi “giả” này. Hơn nữa, có một nguồn tiêu thụ bằng giả vô cùng lớn. Đó chính là các cơ quan nhà nước. Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Thực tế những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể “chui” vào hệ thống công chức nhà nước, chứ không thể vào được các doanh nghiệp tư nhân”.

Có thể nói, phần lớn 72.000 người này có bằng được cấp đàng hoàng, và chưa được các doanh nghiệp tư nhân chú ý. Một khi họ thất nghiệp, học tiếp thường được ưu tiên. Vậy là, có thể xuất hiện 72.000 thạc sĩ, tiến sĩ trám chỗ. Như Ban Đào tạo sau đại học (ĐH Đà Nẵng) từng thừa nhận: những năm gần đây xu hướng sinh viên mới tốt nghiệp ĐH đăng ký học luôn thạc sĩ rất nhiều, mà nguyên nhân rất lớn là vì chưa có việc làm ổn định. Điều đó lại đặt ra câu hỏi ngược lại: Phải chăng chất lượng giáo dục ở Việt Nam có vấn đề? Kể ra cũng có vấn đề thật, khi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá trong tổng số 8 nước ASEAN được xếp hạng về tính hiệu quả của hệ thống giáo dục, Việt Nam đứng vị trí thứ 2… từ dưới lên.

 

Hải Băng (Báo Sống mới 24/03/2014)

Tin mới

  • Gặp mặt nhân kỷ niệm 20 năm ngày ra trường và tri ân thầy, cô giáo. – 13/05/2017 03:43
  • Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 – 20/11/2015 00:51
  • Thư chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát – 13/11/2015 01:16
  • Thư chức mừng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Ngành Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn (14/11/1945 – 14/11/2015) – 10/11/2015 07:02
  • Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 – 21/11/2014 07:51

Các tin khác

  • Ðào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số Tây Nguyên – 21/10/2013 01:37
  • Triển vọng từ 3 mô hình dạy nghề lao động nông thôn – 23/04/2013 03:39
  • Kinh nghiệm từ mô hình đào tạo và dạy nghề ưu tú của Na Uy – 23/04/2013 03:31